Tại buổi tuyên truyền, đồng chí Trung úy Lê Văn Anh - Cán bộ Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 2 đã trang bị cho các em thanh thiếu niên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác PCCC nhằm nhận biết các nguy cơ cháy nổ trong cuộc sống hàng ngày để biết cách phòng, tránh không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xách tay
Sau đó, đồng chí Lê Văn Anh tiếp tục hướng dẫn các em thực hành sử dụng bình chữa cháy xách tay, cách xử lý tình huống gây cháy do bị rò rỉ khí gas và nhiều hoạt động khác về công tác PCCC. Đồng thời, mỗi em thanh thiếu niên sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, cộng đồng để hướng tới mục tiêu vì một cuộc sống an toàn, không cháy nổ, vận động toàn dân tham gia PCCC.

Cách xử lý tình huống gây cháy do rò rỉ khí gas


Các hoạt động khác về công tác PCCC trong ngày khởi động
Một lưu ý khá nhỏ, nhưng vô cùng quan trọng trong buổi tuyên truyền cần nhớ là số điện thoại PCCC khi gặp sự cố cháy, nổ: “114”. Dù cho các em sử dụng điện thoại bàn hay di động, các em không phải phân vân có nên bấm thêm số mã vùng không, chỉ cần nhấn “114” rồi cung cấp đầy đủ thông tin, số nhà càng nhanh càng tốt, lực lượng cứu hộ kịp thời “ứng biến”.
Từ đó giúp các em có ý thức, thói quen, đề cao cảnh giác đối với công tác phòng cháy, chữa cháy là nhân tố tích cực tuyên tuyền về PCCC đến các thành viên trong gia đình, nhà trường và xã hội.