Tin tức sự kiện 29 Tháng Ba 2018 4:30:00 CH

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 2: an toàn phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi người

Nguy cơ cháy, nổ vẫn luôn tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Sau mỗi vụ cháy,nổ là những nỗi đau của những gia đình mất đi người thân, là những thiệt hại nặng nề về kinh tế, là nỗi lo lắng của người lao động về một môi trường làm việc thiếu an toàn. Vì vậy những việc cần làm để đảm bảo an toàn PCCC là trách nhiệm của mỗi người.

 

AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY LÀ

TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI

          Nguy cơ cháy, nổ vẫn luôn tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Sau mỗi vụ cháy,nổ là những nỗi đau của những gia đình mất đi người thân, là những thiệt hại nặng nề về kinh tế, là nỗi lo lắng của người lao động về một môi trường làm việc thiếu an toàn. Vì vậy những việc cần làm để đảm bảo an toàn PCCC là trách nhiệm của mỗi người.

          1. Kiểm soát nguồn nhiệt, cụ thể:

          Kiểm soát nguồn điện: hệ thống bảo vệ điện như: cầu dao, cầu trì phải có chất lượng tốt; Tiết diện dây dẫn phải đủ tải dòng điện sinh hoạt; do mùa khô lượng điện tiêu thụ tăng cao nên sinh ra hiện tượng quá tải dễ dẫn đến cháy, nổ; Kiểm tra hệ thống ổ cắm, mấu nối dây điện phải so le; Mời người có kiến thức chuyên môn về điện hỗ trợ, kiểm tra an toàn điện trong các hộ gia đình.

          Nơi thờ cúng: Không chải giấy, báo, nilong để lót lư nhang thờ cúng;  phía trên phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 0,5m từ điểm nhang cháy đến trần nhà; hạn chế đến mức thấp nhất việc thắp hương thờ cúng và hóa vàng, khi cần thiết phải thắp hương thờ cúng để phục vụ cho việc hành lễ, cúng, tế phải có người trông coi; dụng cụ đỡ nhang, đèn bố trí nơi chắc chắn, cố định, tránh ngã, đổ.

          Nơi đun nấu: Kiểm tra việc rò rỉ gas, khi nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Không để xăng, dầu, chất dễ cháy gần bếp, gần ổ điện.                                              

          2. Giải pháp thoát hiểm:

          Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để an toàn thoát nạn khi cháy cụ thể:

          Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước, đèn pin, khăn, mềm để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy; trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

          Nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ lấy, không nhầm lẫn.

          Trang bị dụng cụ phá dỡ như búa, kiềm cắt sắt,…để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

          Nhà tầng nên trang bị thang dây thoát hiểm sự cố. Nhà có một lối ra cần chú ý cửa khóa tiện dụng, bình tĩnh mở lối thoát hiểm

          Đặc biệt, khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, Công an xã, phường gần nhất.

Phòng Văn hóa và Thông tin quận 2 (Nguồn “PCCC – HCM”)

 


Số lượt người xem: 1452    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • KT-XH 9 thang 2014
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.2
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.1
  • Gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Quận 2: Chuyển biến trong công tác giải quyết đơn thu khiếu nại của người dân
  • Đảng bộ Quận 2 với chương trình "Vì dân phục vụ"
  • Bước chuyển mới trong việc xây dựng Chính quyền điện tử
  • Chuyện về vùng đất mới quận 2
  • Khai mạc hội xuân chợ hoa tết Quý Tỵ 2013
  • Hội xuân Quý Tỵ 2013-Quận đoàn
  • Hội thi nấu bánh tét xuân Quý Tỵ 2013
  • Bắn pháo hoa dịp tết Quý Tỵ 2013
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.2
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.1
Tìm kiếm