Tin tức sự kiện 17 Tháng Tư 2018 9:05:00 SA

Giỗ Tổ Hùng Vương – nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư quy định là Ngày Lễ lớn trong năm. Và ngày 02/4/2007, Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Kể từ đây, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ, mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

       

         Lễ hội Đền Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức người Việt Nam từ xa xưa. Đây là dịp để dân tộc Việt Nam tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đối với các vị Vua Hùng có công dựng nước.

Từ nghìn xưa đến nay, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 (ÂL) thì mọi người dân Việt Nam đều nhớ đến những câu ca dao giản dị, dễ hiểu, đầy tình nghĩa, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Những câu ca dao ấy, đã đi vào tiềm thức người dân Việt Nam và nhớ về Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước, xem đó là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó đối với dân tộc Việt Nam.

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư quy định là Ngày Lễ lớn trong năm. Và ngày 02/4/2007, Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Kể từ đây, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ, mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó, ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 của Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Như vậy, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta và mang tính thiêng liêng cao cả nhất trong tâm thức của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, Giỗ Tổ Hùng Vương mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với dân tộc Việt. Đây là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian dân tộc hướng về cội nguồn Đất Tổ, mà thời đại văn hóa Vua Hùng dựng nước đã kết lắng nên những yếu tố văn hóa căn bản và làm nên bản sắc văn hóa dân tộc nước ta từ nghìn xưa.

Giỗ Tổ Hùng Vương mãi mãi là niềm động viên thôi thúc việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; thời kỳ nước ta mở cửa, hội nhập phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới.

Phòng Văn hóa và Thông tin quận 2


Số lượt người xem: 1739    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • KT-XH 9 thang 2014
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.2
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.1
  • Gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Quận 2: Chuyển biến trong công tác giải quyết đơn thu khiếu nại của người dân
  • Đảng bộ Quận 2 với chương trình "Vì dân phục vụ"
  • Bước chuyển mới trong việc xây dựng Chính quyền điện tử
  • Chuyện về vùng đất mới quận 2
  • Khai mạc hội xuân chợ hoa tết Quý Tỵ 2013
  • Hội xuân Quý Tỵ 2013-Quận đoàn
  • Hội thi nấu bánh tét xuân Quý Tỵ 2013
  • Bắn pháo hoa dịp tết Quý Tỵ 2013
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.2
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.1
Tìm kiếm