Lễ hội đền Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức người Việt từ xa xưa. Đây là dịp để cả dân tộc Việt Nam tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đối với các Vua Hùng có công dựng nước.
![](/Hnh%20nh%20bn%20tin/2019-4/đền%20hùng.jpg)
Từ nghìn xưa đến nay, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) thì người dân Việt Nam đều nhớ đến câu ca dao giản dị, đầy tình nghĩa, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác:
Dù ai đi ngược về xuôi;
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba;
Khắp miền truyền mãi câu ca;
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Câu ca dao ấy đã đi sâu vào mỗi người dân Việt Nam và nhớ về Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước, xem đó là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm, quy tụ và gắn bó đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Kế thừa phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và thắm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như trách nhiệm của dân tộc ta với việc bảo tồn, phát huy giá trị nhân văn và ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Lễ lớn – Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương là niềm tự hào thôi thúc việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; thời kỳ nước ta mở cửa, hội nhập phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới.
Phòng Văn hóa và Thông tin quận 2