Tin tức sự kiện 02 Tháng Bảy 2019 2:55:00 CH

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)

 

 

Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và EVIPA) chính thức được ký kết vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội sau tiến trình đàm phán từ năm 2012 đến nay. Đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu – EU, mở ra những lợi ích chưa từng có cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động ở Châu Âu và Việt Nam.

 

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư.

Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa; quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ, đầu tư; phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước; mua sắm của Chính phủ; sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý); phát triển bền vững, các vấn đề pháp lý khác ...

Về thương mại hàng hóa: Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. 

Về thương mại dịch vụ và đầu tư: Cam kết nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Về mua sắm của Chính phủ: Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước. 

Về sở hữu trí tuệ: Gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Riêng về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. 

Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA, bao gồm các chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế. Dưới đây là nội dung tóm tắt nội dung và các chương của Hiệp định EVFTA: 

Tóm tắt Hiệp định EVFTA

Chương 1 - Mục tiêu và Định nghĩa chung

Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa  

 

 

Chương 3 - Phòng vệ Thương mại  

 

 

Chương 4 - Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại  

 

 

Chương 5 - TBT  

 

 

Chương 6 - SPS  

 

 

Chương 7 - Hàng rào phi thuế đối với thương mại và đầu tư trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo  

 

 

Chương 8 - Tự do hóa trong Đầu tư, Thương mại Dịch vụ và Thương mại điện tử  

 

 

Chương 9 - Mua sắm công  

 

 

Chương 10 - Chính sách cạnh tranh  

 

 

Chương 11 - Doanh nghiệp Nhà nước  

 

 

Chương 12 - Sở hữu trí tuệ 

Chương 13 - Thương mại và Phát triển bền vững  

 

 

Chương 14 - Tính minh bạch  

 

 

Chương 15 - Cơ chế Giải quyết tranh chấp  

 

 

Chương 16 - Hợp tác và xây dựng năng lực  

 

 

Chương 17 - Thể chế, tổng quát và điều khoản cuối cùng  

 

 

Nghị định thư về Quy tắc xuất xứ  

 

 

Nghị định thư về Hỗ trợ hành chính trong Hải quan

 

 

 


Số lượt người xem: 2594    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • KT-XH 9 thang 2014
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.2
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.1
  • Gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Quận 2: Chuyển biến trong công tác giải quyết đơn thu khiếu nại của người dân
  • Đảng bộ Quận 2 với chương trình "Vì dân phục vụ"
  • Bước chuyển mới trong việc xây dựng Chính quyền điện tử
  • Chuyện về vùng đất mới quận 2
  • Khai mạc hội xuân chợ hoa tết Quý Tỵ 2013
  • Hội xuân Quý Tỵ 2013-Quận đoàn
  • Hội thi nấu bánh tét xuân Quý Tỵ 2013
  • Bắn pháo hoa dịp tết Quý Tỵ 2013
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.2
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.1
Tìm kiếm