Quản lý đô thị 01 Tháng Tư 2019 9:15:00 SA

Cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

 


Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 8.300 tấn rác thải rắn sinh hoạt, trong đó, 76% được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Việc phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Đồng thời góp phần đem lại lợi ích kinh tế xã hội, tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm thiểu chôn lấp và kinh phí xử lý.

1. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thông thường phát sinh tại nhà, chúng ta cần phải thực hiện như sau:

- Đối với chất thải hữu cơ dễ phân hủy: Bao gồm thực phẩm, thức ăn thừa, rau củ quả trong quá trình chế biến, lá cây, bã cà phê, xác động vật, phân gia cầm, gia súc… Sau khi phân loại, chất thải này được tái chế thành phân compost sử dụng bón cho cây trồng.

- Đối với chất thải còn lại: Bao gồm các loại giấy, thùng carton, nhựa, kim loại, cao su, túi ni lông, hạt hút ẩm, đầu lọc thuốc lá, tã, vải, đồ gốm, thủy tinh, vỏ sò, vỏ ốc… Các chất thải này sau khi được phân loại có thể chuyển cho đơn vị thu gom chất thải hoặc chuyển cho các cơ sở thu mua phế liệu, bán ve chai để mang đi tái chế.

- Đối với chất thải nguy hại: Bao gồm bóng đèn, pin, ắc quy, chai lọ đựng hóa chất, dầu nhớt… được phân loại riêng và lưu giữ vào các hộp, thùng kín và chờ đến khi có đợt thu gom do Ủy ban nhân dân quận tổ chức.

2. Khuyến khích người dân, hộ gia đình sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường, sử dụng các túi màu trắng, xanh hoặc các loại túi bán trên thị trường đã có in dòng chữ để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy và các túi màu sắc khác (trừ màu trắng, xanh) để lưu chứa chất thải còn lại; Ngoài ra người dân, các hộ gia đình có thể sử dụng các hình thức như dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi để người thu gom nhận biết, vận chuyển đến điểm tập kết.

3. Thời gian vận chuyển, thu gom chất thải rắn như sau:

Đối với chất thải hữu cơ dễ phân hủy: Tổ chức thu gom mỗi ngày trong tuần.

Đối với chất thải còn lại: Tổ chức thu gom vào thứ 3, 5, 7 trong tuần.

Đối với chất thải nguy hại: Tổ chức thu gom theo chương trình “Tuần thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình” định kỳ hằng năm do Ủy ban nhân dân quận 2 tổ chức.

 

      Phòng Văn hóa và Thông tin quận 2


Số lượt người xem: 5067    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • KT-XH 9 thang 2014
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.2
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.1
  • Gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Quận 2: Chuyển biến trong công tác giải quyết đơn thu khiếu nại của người dân
  • Đảng bộ Quận 2 với chương trình "Vì dân phục vụ"
  • Bước chuyển mới trong việc xây dựng Chính quyền điện tử
  • Chuyện về vùng đất mới quận 2
  • Khai mạc hội xuân chợ hoa tết Quý Tỵ 2013
  • Hội xuân Quý Tỵ 2013-Quận đoàn
  • Hội thi nấu bánh tét xuân Quý Tỵ 2013
  • Bắn pháo hoa dịp tết Quý Tỵ 2013
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.2
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.1
Tìm kiếm