Tuyên truyền phổ biến pháp luật 16 Tháng Mười 2017 4:25:00 CH

Những Điểm Mới Của Luật Tạm Giữ, Tạm Giam năm 2015

 (Website quận 2) - Ngày 25/11/2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam gồm có 10 chương, 73 điều, trong đó có một số nội dung mới cần chú ý trong khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

 

 

Ngăn cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình.(Điều 8).

Cụ thể, nghiêm cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hoặc các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

 Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân (điểm b khoản 1 Điều 9);

Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự (điểm e khoản 1 Điều 9)

Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam (điểm g khoản 1 Điều 9);

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà  trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. (khoản 6 Điều 26);

Chế độ quản lý người bị tạm giữ, tạm giam ( Điều 18)

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã bổ sung 02 đối tượng mới được phân loại quản lý, bố trí giam giữ theo khu, đó là:

– Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ ;

– Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh ( điểm m, khoản 1, Điều 18);

Về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ,tạm giam ( Điều 22).

Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong thời gian gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong thời gian một tháng…

Luật quy định thẩm quyền giải quyết thăm gặp là Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, bị tạm giam..đồng thời cũng quy định rõ những trường hợp không giải quyết cho thăm gặp nếu người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên.

Luật quy định thêm về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam.

Hai cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Luật cũng quy định thêm về vai trò của Viện kiểm sát trong kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Chương VIII). Theo đó, có 02 điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Đặc biệt, luật quy định rất rõ về thời hạn giải quyết, trả lời, thông báo…của cơ quan quản lý, thi hành giam giữ cho Viện kiểm sát được biết. Điển hình như: Yêu cầu cung cấp hồ sơ, thông báo tình hình giam giữ, vi phạm pháp luật (là 15 ngày); Yêu cầu tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát (là 30 ngày); Kháng nghị quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 42 của Luật này phải được giải quyết trong thời hạn 15 ngàykể từ ngày nhận được kháng nghị; Kiến nghị quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 42 của Luật này phải được xem xét, giải quyết, trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. Điều này, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, thi hành giam giữ biết được thời gian cụ thể để chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện các quy định của phấp luật kịp thời, đúng theo quy định.

Việc khiếu nại, tố cáo được quy định rất chặt chẽ, có trình tự, đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam.

Luật mới quy định đến 18 điều liên quan tới Khiếu nại, tố cáo (Điều 44 đến Điều 61). Điều này, thể hiện sự quan tâm đến quyền con người, đặc biệt là đối tượng đang bị giam giữ. Ngoài ra, so với quy định cũ thì luật mới quy định rất cụ thể về thời hiệu khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết, thời hạn giải quyết hồ sơ, trình tự thủ tục,…

Quy định về việc kỷ luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

Cụ thể, quy định cũ không quy định người bị tạm giữ bị xử lý kỷ luật nếu vi phạm nội quy nhưng luật mới có quy định về trường hợp này. Hoặc quy định cũ quy định người bị phạt giam ở buồng kỹ luật có thể bị cùm một chân. Nhưng luật mới, quy định có cân nhắc hơn, chỉ cùm một chân khi người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân…Ngoài ra, đối tượng cùm chân không áp dụng đối với người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ, khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên.

Nguồn: Phòng Tư pháp


Số lượt người xem: 2013    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • KT-XH 9 thang 2014
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.2
  • Tuyên truyền tiết kiệm điện P.1
  • Gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Quận 2: Chuyển biến trong công tác giải quyết đơn thu khiếu nại của người dân
  • Đảng bộ Quận 2 với chương trình "Vì dân phục vụ"
  • Bước chuyển mới trong việc xây dựng Chính quyền điện tử
  • Chuyện về vùng đất mới quận 2
  • Khai mạc hội xuân chợ hoa tết Quý Tỵ 2013
  • Hội xuân Quý Tỵ 2013-Quận đoàn
  • Hội thi nấu bánh tét xuân Quý Tỵ 2013
  • Bắn pháo hoa dịp tết Quý Tỵ 2013
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.2
  • KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP QUẬN 2 - P.1
Tìm kiếm